Các phong tục ngày tết của người Việt Nam đã có từ thời xa xưa và nó luôn gắn bó với chúng ta trong mỗi dịp tết đến. Chẳng hạn như phong tục gói bánh tét ngày tết được xem là đặc trưng cho từng vùng miền. Chúng ta hãy cùng xem những đặc trưng ngày tết mà chúng ta có thể nhận diện được ngay nhé!

Các phong tục ngày Tết Âm Lịch của Việt Nam 

Những phong tục mà bạn thường thấy trong ngày tết âm lịch của Việt Nam hay còn gọi là tết nguyên đán sau đây sẽ báo hiệu mùa tết sắp đến.

Cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, chuẩn bị tiền vàng, cá chép cúng để đưa ông Công, ông Táo về trời. Đưa ông táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối. Đây là phong tục ngày tết đặc trưng của các vùng miền.

Cúng ông Công, ông Táo

Phong tục ngày tết – Gói bánh chưng, bánh tét ngày tết

Đã là Tết thì không thể thiếu đi bánh chưng, bánh tét; sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, có gia đình sẽ gói bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp. Sẽ cũng có gia đình đợi đến ngày 27, 28, 29 Tết mới gói bánh chưng và có bánh chưng ăn Tết. Miền Bắc thì thường gói bánh chưng vuông vức, còn miền Nam thì gói bánh tét có hình trụ chữ nhật. Dường như là việc gói bánh chưng, bánh tét là việc không thể thiếu để mà cái Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.

Chơi hoa dịp Tết

Những loài hoa Tết đặc trưng ở mỗi vùng miền là khác nhau. Nếu miền Bắc là hoa đào, còn miền Nam thì là hoa mai những loài hoa này chỉ nở vào Tết. Ngoài ra thì bạn cũng có thể chơi tết bằng những loại cây cảnh như quất, thọ, sống đời,… đặc điểm mang nhiều ý nghĩa ngày tết. Đây là phong tục ngày tết ở mỗi vùng có mỗi loại hoa khác nhau.

Chơi hoa dịp Tết

Mâm ngũ quả ngày tết 

Tết thì không thể thiếu mâm ngũ quả gồm 5 loại quả tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau. Đây là phong tục ngày tết vô cùng quan trọng. Với mỗi miền khác nhau thì theo phong tục sẽ trưng mâm ngũ quả với những loại quả khác nhau. Tuy khác nhau về hình thức nhưng ý nghĩa chung của mâm ngũ quả đều là thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên.  Và đồng thời đây cũng là việc để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc đầy nhà.

Sự khác nhau giữa phong tục của 3 Miền ngày tết

Tết thì là ngày lễ chung của mọi người, nhưng trong từng vùng miền sẽ có những cách ăn tết, vui chơi khác nhau. Hãy cùng tìm ra điểm khác biệt giữa 3 miền khi đón chào tết đến ra sao nhé!

Sự khác nhau giữa phong tục của 3 Miền ngày tết

Những phong tục ngày tết miền Nam  

Ngày Tết miền Nam thì việc đi chợ hoa không thể nào thiếu, chợ hoa xuân vào những ngày cuối năm luôn thu hút nhiều người đến du xuân. Người miền Nam rất yêu hoa, thích ngắm hoa, họ xem hoa là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn và phúc lộc. Cho nên không chỉ ngày Tết họ mới thưởng hoa nên đây được xem là phong tục không thể thiếu ngày Tết miền Nam 

Thói quen làm mứt ngày Tết cũng được ưa chuộng của những người miền Nam. Các loại mứt đa dạng như mứt dừa, mứt sầu riêng, mứt mãng cầu…. tự làm, sẽ được bày biện đầy màu sắc trên bàn tiếp khách thật ấm áp.

Hoa mai được xem là tượng trưng cho ngày Tết ở miền Nam. Hoa có màu vàng tươi sáng biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, tài lộc đầy nhà.

Về mâm ngũ quả ở miền Nam thì sẽ rất khác với miền Bắc. Người miền Nam sẽ thường bày các loại quả như là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, được đọc nguyên thành câu “cầu vừa đủ xài”, để mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc, may mắn. Ngoài ra bạn còn cho thêm quả sung – sẽ có ý nghĩa tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. 

Tiếp theo là phong tục lì xì ngày Tết là việc có nguồn gốc từ miền Nam trước khi lan ra các vùng khác của Việt Nam. Lì xì mang tính chất may mắn, thường không câu nệ giá trị mà chủ yếu đem lại niềm vui, tốt lành, may mắn cho người nhận.

Những phong tục ngày tết miền Trung 

Tết của người miền Trung được đánh giá là khá thoải mái, không cầu kỳ về chi tiết. Về hoa chơi ngày Tết thì rất đa dạng người miền Trung có thể chơi cả đào, cả mai, cả quất… tùy thích. 

Về cách bày mâm ngũ quả không cầu kỳ như miền Bắc, cũng không mang ý nghĩa đặc biệt như miền Nam mà thường có gì cúng nấy. Và chủ yếu là thành tâm dâng kính tổ tiên, thường lựa  chọn những loại quả có tính ngọt ngào, tròn thơm để cầu mong một năm mới an vui, thuận lợi về công việc lẫn cuộc sống.

Về mâm cỗ ở miền Trung có sự đặc biệt là điều có sự hiện diện của cả bánh chưng và bánh tét. Người miền Trung có thói quen là thường cúng kiến gia tiên bằng bánh chưng, nhưng ăn thì thường chọn bánh tét.

Và ở một số tỉnh, ví dụ như là ở Huế, các loại mâm cỗ cúng thường được làm khá cầu kỳ, với đủ thức ngon, sơn hào hải vị. 

Người miền Trung thường cúng Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất ở miền Trung, đó là họ sẽ dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, và đốt vàng mã dâng lên các vị thần linh trong ngày này.

Những phong tục ngày tết miền Trung 

Những phong tục ngày tết miền Bắc 

Mua quất, mua đào ngày Tết miền Bắc được xem là điểm đặc trưng ở đây vào ngày Tết. Màu hồng đỏ của hoa đào, màu vàng cam của quất sẽ giúp tạo được không khí xuân vui tươi và cũng được coi là có tác dụng xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới cho gia chủ.

Cách bày mâm ngũ quả của miền Bắc thường thì khá là cầu kỳ. Sẽ bao gồm ít nhất 5 loại quả khác màu nhau, tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy và mong muốn được nhiều thành công cho năm mới.

Gói bánh chưng, giã bánh dày là những tục lệ ngày Tết có từ lâu đời. Đây là món bánh cổ truyền, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân miền Bắc. Các ông bà, cha mẹ con cái quây quần lại bên nhau để gói bánh, nấu nướng sẽ thấy được sự ấm cúng, sung túc của một gia đình.

Mâm cỗ theo đúng phong tục ngày Tết của người miền Bắc, thì thường phải có các món như bánh chưng, giò lụa, thịt gà, nem rán, canh măng, dưa hành, thịt đông… đa phần những món ăn này đều là các món ăn phù hợp với thời tiết lạnh giá đặc trưng của mùa xuân Bắc Bộ.

Kết luận lại ý nghĩa của Tết với chúng ta

Kết luận lại ý nghĩa của phong tục ngày Tết với chúng ta

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm, trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Đây là thời điểm giao thời giữa năm cũ bước sang năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên Đán (hay còn được gọi với nhiều tên khác đó chính là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết). Đây là dịp lễ được xem là quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Cũng như một số các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa của Trung Quốc.

Vì Âm lịch tức là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, nên Tết Nguyên Đán được tính là muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của lịch âm lịch, nên thường thì những ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán, sẽ không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch; và sẽ sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch. Và thường là tết sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Nói chung là những phong tục ngày tết của chúng ta nhằm thể hiện ý chí, tình người. Mong muốn xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Với những điều kiện tốt hơn. Giữ gìn những phong tục tập quán lưu truyền những điều tốt, điềm lành về cho gia đình. Mong có một cuộc sống an vui hơn. Hãy cùng nhau vui vẻ đón tết để có được một cái tết an vui nhé! Đừng quên theo dõi clbtrieuphu nhé! 

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÙ HỢP